Website Thị trấn Thanh Chương - Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An

https://thitran.thanhchuong.nghean.gov.vn


UBND Thị trấn ban hành công văn hoả tốc triển khai ứng phó bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, UBND Thị trấn vừa ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn; Ban chỉ huy Quân sự thị trấn; Công an thị trấn; Các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thị trấn; Ban chỉ huy 07 khối và các đơn vị, cá nhân có liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 3 năm 2024 theo phương châm “bốn tại chỗ” với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
UBND  Thị trấn ban hành công văn hoả tốc triển khai ứng phó bão số 3

1. Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo, diễn biễn, tình hình thời tiết, nhất là hiện tượng mưa lớn, dông, lốc, sét và sạt lở đất để thông báo kịp thời và chỉ đạo nhân dân chủ động phòng chống, giảm thiểu thiệt hại.
2. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn; Ban chỉ huy quân sự thị trấn; Công an thị trấn; Ban chỉ huy 07 khối tiến hành rà soát các khu dân cư ven sông, đập, ao hồ, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
3. Ban chỉ huy quân sự thị trấn; Công an thị trấn rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
4. Các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và Ban chỉ huy 07 khối thường xuyên tuyên truyền qua đài phát thanh phổ biến, hướng dẫn Nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó mưa lớn kèm dông, lốc, sét, lũ quét và sạt lở đất để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại. Rà soát, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước khu vực trũng thấp, khu dân cư tập trung. Kiểm tra và kịp thời có các phương án xử lý tại các công trình, dự án đang thi công đảm bảo an toàn cho công trình.
5. Ban chỉ huy 07 khối tập trung tuyên truyền bà con nhân dân có các biện pháp phòng chống, cần chú trọng xử lý, bảo quản thiết chế văn hóa nhất là hệ thống tăng âm, loa máy tại các hội quán các khối.
6.  Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn; Ban chỉ huy quân sự thị trấn; Công an thị trấn tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo về tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại về UBND thị trấn (qua Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN thị trấn) để kịp thời xử lý.
7. Đối với sản xuất nông nghiệp đề nghị thông báo và hướng dẫn nhân dân:
- Tranh thủ thời tiết nắng ráo để khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa đã chín từ 80% trở lên theo phương châm “Xanh nhà hơn già đồng” và những diện tích ngô, lạc, rau màu và các cây công nghiệp, cây ăn quả đã đến thời gian thu hoạch. Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả chỉ đạo người dân tiến hành cắt, tỉa tán, dọn vệ sinh tạo thông thoáng cho vườn cây công nghiệp, cây ăn quả để đề phòng gió bão.
- Thông báo cho nông dân trước mắt dừng gieo trồng các cây trồng vụ Đông và trồng mới các cây ăn quả, cây công nghiệp khác cho đến khi kết thúc bão và tiêu thoát nước xong.
- Thực hiện tốt công tác tiêu úng, nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy, chuẩn bị mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu để chủ động cứu lúa, hoa màu các loại kịp thời khi có mưa lớn gây ra ngập úng.
-  Triển khai phương án phòng chống mưa bão để giảm thiểu tối đa rủi ro khi thời tiết có diễn biến xấu. Đồng thời thường xuyên theo dõi sát diễn biến của thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.
- Các khối bị ảnh hưởng của mưa bão rà soát, tổng hợp những diện tích cây trồng bị úng ngập, thiệt hại gửi về UBND Thị trấn để có biện pháp chỉ đạo kịp thời và báo cáo UBND huyện.
- Sau khi bão tan, nước rút hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp khắc phục, chăm sóc đối với các cây trồng như sau:
+ Đối với cây lúa vụ Hè thu – Mùa: Thường xuyên theo dõi đồng ruộng bị ngập úng để huy động mọi nguồn lực để tiêu thoát nước nhanh, tuyệt đối không để lúa ngập úng lâu ngày. Đồng thời tiến hành thu hoạch nhanh những diện tích lúa đã chín chưa kịp thu hoạch tránh lúa mọc mầm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.
+ Đối với các cây rau màu: Tháo nước nhanh, kịp thời, khơi thông dòng chảy, không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối cây, thối rễ.
+ Với ruộng ngập thời gian ngắn và cây rau còn nhỏ có khả năng phục hồi cần phun các loại thuốc phòng trừ nấm hại như: Anvil, Ridomil, Oxyclorua đồng, … để phòng trừ nấm lở cổ rễ kết hợp chế phẩm siêu lân, … chăm sóc bổ sung, bón thêm phân khi thời tiết thuận lợi giúp cây nhanh phục hồi.
+ Đối với những diện tích bị ảnh hưởng nặng, không có khả năng cho thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, chủ động chuẩn bị đất để gieo trồng lại để đảm bảo thời vụ và kế hoạch đề ra. - Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm: Sau bão, lũ, ngập úng cần khẩn trương đào mương ở các mặt luống để thoát nước, xới phá váng để rễ cây được thông thoáng và triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân để phục hồi vườn cây.
- Thường xuyên bám sát cơ sở, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tình hình sản xuất để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời và xử./.

Tác giả bài viết: Đăng Tuấn

Nguồn tin: thitranthanhchuong.gov.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây