4 phương pháp điều trị nám da nhanh chóng tại nhà

Chủ nhật - 10/07/2022 16:26

 

Nám da là gì?

Nám da hay chloasma là một tình trạng da liễu phổ biến chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ. Tình trạng này được mô tả lâm sàng là các mảng tăng sắc tố không đều đặn và tái phát thường xuyên xảy ra trên mặt, chủ yếu là do tiếp xúc với tia cực tím. Bức xạ tia cực tím gây ra stress oxy hóa, kích thích melanocyte tổng hợp melanin.


Nám da tuy không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng tâm lý không nhỏ cho nhiều bệnh nhân.


Nám da là một rối loạn về da rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. 15% đến 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh này. Từ 1,5% đến 33% dân số có thể bị nám và nó xảy ra thường xuyên hơn trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ và hiếm khi xảy ra ở tuổi dậy thì.


Dấu hiệu của nám da:

- Nám gây ra các mảng màu nâu nhạt, nâu sẫm và/hoặc hơi xanh hoặc các đốm giống như tàn nhang trên da của bạn. Đôi khi các mảng có thể trở nên đỏ hoặc viêm.

- Nám da xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cánh tay, 2 bên má, mũi, hàm dưới, cổ.


Nguyên nhân hình thành nám da

Cơ chế bệnh sinh của nám vẫn chưa được biết, nhưng nhiều yếu tố bao gồm tiếp xúc với tia cực tím, yếu tố di truyền, viêm nhiễm và hormone giới tính nữ đã được liên quan và xem xét.


Di truyền

Di truyền có thể là một trong những yếu tố chính trong sự phát triển của nám. Thông thường nám da phổ biến ở nữ giới hơn nam giới và những người có làn da nâu sáng tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời dễ bị nám hơn.


Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Bức xạ tia cực tím có thể gây ra quá trình oxy hóa lipid trong màng tế bào, dẫn đến các gốc tự do có thể kích thích các tế bào hắc tố tạo ra melanin dư thừa.


Nội tiết tố

Nội tiết tố có thể đóng một vai trò trong việc phát triển nám ở một số người đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nám do uống thuốc tránh thai có chứa Estrogen, Progesterone và điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng diethylstilbestrol đã được quan sát thấy.
 


4 phương pháp điều trị nám da hiệu quả


Cách điều trị tốt nhất là kết hợp bôi kem Hydroquinone và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc Estrogen.


Liệu pháp đầu tay cho bệnh nám da bao gồm các liệu pháp bôi hiệu quả, chủ yếu ở dạng kết hợp bộ ba (Hydroquinone 4%, Tretinoin 0.05% và Fluocinolone acetonide 0.01%) và khi không có sẵn bộ ba kết hợp hoặc khi bệnh nhân quá mẫn cảm với chúng, sau đó là liệu pháp kép, sử dụng từng thành phần hoặc tác nhân đơn lẻ được xem xét.


Phương pháp điều trị tại chỗ

Hydroquinone (HQ)

Thuốc bôi tại chỗ được biết đến như là phương pháp điều trị nám da hàng đầu. Các thuốc bôi điều trị nám có thể được sử dụng dưới dạng đơn trị liệu, trị liệu kép hoặc kết hợp ba liệu pháp.


Hydroquinone (HQ) hay được gọi là dihydroxy benzene, là một trong những thuốc bôi có thể ức chế chuyển đổi DOPA bằng cách ức chế enzyme tyrosinase, đồng thời ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào hắc tố từ đó ức chế quá trình tạo hắc tố.


Acid azelaic (AZA)

Acid azelaic (AZA) có tác dụng gây độc tế bào thông qua việc ức chế quá trình tổng hợp DNA và enzyme ty thể trong tế bào hắc tố. Axit azelaic hoạt động như chất ức chế tyrosinase, ức chế quá trình tổng hợp DNA của dòng tế bào khối u ác tính mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như ochronotic.


Acid tranexamic (TA)

Acid Tranexamic (TA) lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1979 là thuốc điều trị nám. Nó là một chất chống plasmin làm giảm quá trình tạo ra axit arachidonic, dẫn đến giảm hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH) và giảm sản xuất sắc tố.


Kojic acid

Kojic acid (KA) hoặc 5-hydroxy-2-hydroxymethyl-4-pyrone hoạt động bằng cách ức chế sản xuất tyrosinase tự do. Sự kết hợp KA và HQ được báo cáo là tác nhân làm giảm sắc tố vượt trội so với các sự kết hợp khác. Axit Kojic có thể gây ban đỏ và viêm da tiếp xúc. Axit Kojic có tác dụng tốt hơn khi kết hợp với các thuốc bôi khác.


Cysteamine

Cysteamine là một sản phẩm chuyển hóa của L-cysteine ​​hoạt động như một tác nhân chống oxy hóa và chống đột biến. Cysteamine ức chế DNA polymerase và sự phát triển của tế bào ức chế quá trình hình thành hắc tố và có thể được sử dụng như các chất bôi ngoài điều trị nám thay thế.


Tretinoin

Là một dẫn xuất của vitamin A được chỉ định để điều trị mụn trứng cá, nám da nhưng không sử dụng được cho phụ nữ có thai.


Lột da hóa học

Một số phương pháp điều trị thủ thuật đã được nghiên cứu và quan tâm phát triển, chẳng hạn như lột da hóa học, lăn kim siêu nhỏ, và liệu pháp laser và ánh sáng. Lột da hóa học đã được sử dụng trong một số nghiên cứu, nhưng hầu hết không cho thấy hiệu quả vượt trội so với các thuốc bôi.

Lột da bề mặt và độ sâu trung bình đã được sử dụng và mang lại kết quả tốt trong điều trị nám, nhưng lột da hóa học có thể gây kích ứng và viêm nhiễm có thể dẫn đến tái phát nám.


Laser

Laser và liệu pháp dựa trên ánh sáng là liệu pháp bổ sung cho nám. Do tỷ lệ tái phát cao, liệu pháp laser chỉ được khuyến nghị cho những trường hợp nám dai dẳng đã thất bại với các phương pháp trị liệu khác.


Lăn kim

Lăn kim sử dụng một dụng cụ kim được lăn trên da để tạo ra một số lỗ thủng. Quá trình điều trị dẫn đến phản ứng chữa lành vết thương và tạo ra collagen và elastin. Kỹ thuật này cũng được sử dụng để tăng cường vận chuyển thuốc qua da thông qua lớp sừng. Lăn kim làm giảm nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ có thể xảy ra với các phương thức tái tạo bề mặt thông thường. Lăn kim giữ cho lớp biểu bì nguyên vẹn một phần và nó đẩy nhanh quá trình phục hồi cũng như giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và sẹo.


Kết luận

Nám da vẫn còn là một thách thức về mặt điều trị, mặc dù có nhiều lựa chọn điều trị đa phương thức. Hiệu quả điều trị có thể thay đổi do một số yếu tố, bao gồm sự thay đổi về biểu hiện lâm sàng và đáp ứng với điều trị giữa các giới tính, kiểu da và sắc tộc khác nhau. Hiệu quả xử lý còn phụ thuộc vào thời gian điều trị, tần suất sử dụng và việc bổ sung các thành phần khác. Bệnh sử chi tiết nên được thực hiện cho từng bệnh nhân để loại trừ những cá nhân có nguy cơ bị biến chứng không mong muốn.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Nicoleta Neagu và cộng sự (Ngày đăng năm 2022). Melasma treatment: a systematic review, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.

2. Tác giả Hajira Basit và cộng sự (Ngày cập nhật năm 2022). Melasma, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.

3. Tác giả: Bác sĩ Trương Tấn Minh Vũ. Dược mỹ phẩm dùng hàng ngày cho da để duy trì tông màu, kết cấu da. Nám: Nguyên nhân gây nám, chẩn đoán và điều trị.

4. Tác giả: Bác sĩ Trần Anh Hào. TRANEXAMIC ACID TRONG ĐIỀU TRỊ NÁM. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.

5. Dược sĩ Lưu Anh (Ngày đăng năm 2023). Acid Azelaic, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023. 

6. Bác sĩ Phạm Tăng Tùng. Một số thuốc bôi điều trị nám: Những điều cần biết.

7. Bác sĩ Yến Chi. Tranexamic acid trong điều trị nám: Một đánh giá toàn diện các nghiên cứu lâm sàng. TapChiDaLieu.com. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.

8. Sách Điều trị nám ở người Châu Á. Sinh bệnh học về nám là gì? Các yếu tố gây ra nám. TapChiDaLieu.com. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.

9. Bác sĩ Phạm Tăng Tùng. Nám da và những bệnh lí đi kèm liên quan đến nám da. TapChiDaLieu.com. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2023.

 

Dược sĩ Thùy Dung - Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây